02:53 ICT Thứ bảy, 20/04/2024
Chào mừng các bạn đến với Website Trung tâm Thanh thiếu niên miền Trung

*

Liên kết Website

Tra từ điển


Tra theo từ điển:


BẠN CÓ BIẾT?

Hà Nội rung lắc vì động đất 7 độ Richter tại Myanmar

Thứ sáu - 25/03/2011 08:27
Khoảng 21 giờ tối nay (24.3), tại Hà Nội, hàng ngàn người dân đang sống tại các tòa nhà cao tầng đã cảm nhận được hiện tượng rung lắc của các tòa nhà, những đồ vật trong gia đình cũng bị đung đưa.

Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, hiện tượng rung lắc là do rung động từ một trận động đất mạnh 7 độ Richter tại Myanmar gây ra.

Trận động đất xảy ra lúc 13 giờ 55 phút 20 giây (giờ GMT), tức 20 giờ 55 phút 20 giây ngày 24.3 (giờ Hà Nội). Tâm chấn có tọa độ 22,86 độ vĩ bắc, 100,87 độ Kinh đông và có độ sâu chấn tiêu 10km. Tâm chấn cách Hà Nội khoảng 600km.

Theo ông Minh, trận động đất này đã gây ra rung động cấp 5 theo thang động đất MSK 64 tại Hà Nội. Một số nơi ở vùng tây bắc nước ta có rung động cấp 6.

Rung động cấp 5 được mô tả là rung động có thể làm người đang ngủ thức giấc, các vật thể đang treo đung đưa mạnh. Trong khi rung động cấp 6 làm người và con vật sợ hãi, có thể làm nứt tường nhà, các khu dân cư.

Ông Lê Huy Minh cho biết thêm, rung động tại Hà Nội xuất hiện chỉ trong vài giây.

Rung động dễ cảm thấy nhất là tại các tầng cao của những tòa nhà cao tầng. Do Hà Nội có nhiều nhà cao tầng nên người dân trên các tầng cao này có thể nhận thấy rung động rõ rệt.

Với một trận động đất lớn, sẽ còn nhiều dư chấn đi theo. Vì vậy, theo ông Minh, sau trận động đất này ở khu vực biên giới Thái Lan với Myanmar và Lào sẽ có thể còn xảy ra một số vụ động đất nữa. Nhưng cường độ các vụ động đất tiếp theo sẽ nhẹ hơn nên có thể không rung động đến VN.

 

Người dân tập trung dưới tầng trệt của chung cư ở phường Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân, Hà Nội - Ảnh: Phong Anh

Hà Nội: Người dân chạy tán loạn

Khoảng 21 giờ 10, tại chung cư mới Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội xảy ra hiện tượng rung lắc, khoảng 50 - 60 người dân sống ở đây hoảng loạn chạy xuống đường, nhiều người không kịp khóa nhà cửa.

Kios tại tầng 1 tòa nhà B14 nứt 1 vệt nhỏ chạy dài từ trần nhà xuống sàn. Được biết chung cư này vừa đưa vào sử dụng năm ngoái.

Hà Phương ở nhà B13 tầng 4 cho biết, khi chị đang rửa chén trong bếp thì bố mẹ hô lên có động đất nên đã bỏ chạy ra. Sau đó nhìn lên đèn trần nhà thì thấy chao đảo lắc lư.

Sau gần một giờ đồng hồ nhiều người cảm thấy chóng mặt và hoảng sợ nên chưa dám về nhà.

Người dân ở các quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai... cũng cảm nhận được sự rung động.

Lúc 21 giờ 30, anh Kim Long Biên, ở khu dân cư bắc Linh Đàm mở rộng (Hà Nội) kể qua đường dây nóng của Thanh Niên Online (0906 645 777): Vào lúc 21 giờ người dân ở khu dân cư chỗ tôi cảm nhận rõ ràng 2 lần rung động, cách nhau khoảng vài phút. Mỗi lần rung động kéo dài khoảng hơn 20 giây, nhưng lần sau mạnh hơn lần đầu.

Anh Biên nói thêm: cả trẻ con và người lớn đều rất sợ bỏ chạy ra khỏi nhà hết. Thậm chí mấy đứa nhỏ không kịp mặc quần áo, người lớn thì ai cũng khiếp vía vì ám ảnh từ trận động đất kinh hoàng vừa xảy ra ở Nhật.

 

Người già và em nhỏ được đưa xuống tầng 1 khi rung chấn xảy ra - Ảnh: Phong Anh

Động đất mạnh tại liên tục ở Đông Nam Á

Trong khi đó, theo Reuters, hai vụ động đất mạnh đã liên tiếp xảy ra tại một số nước Đông Nam Á tối nay (24.3).

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hai vụ động đất có cường độ mạnh 7 độ Richter có tâm chấn chỉ 10km dưới lòng đất, khá nông, đã làm rung chuyển khu vực biên giới phía bắc Thái Lan với Myanmar và Lào.

Các rung động có thể nhận thấy được ở Bangkok (Thái Lan), Myanmar và xa hơn là ở Hà Nội (Việt Nam).

Theo USGS trận động đất xảy ra vào lúc gần 21 giờ (giờ VN). Tâm chấn được nói là nằm ở miền bắc Myanmar, giáp với biên giới Thái Lan.

Tâm chấn này cách tỉnh Chiang Rai của Thái Lan chỉ 89km, cách Vân Nam (Trung Quốc) là 168km, cách Rangoon (Myanmar) 589km, cách Bangkok 772km và cách Hà Nội khoảng 600km.

Sau đó, một dư chấn tiếp tục xảy ra chừng 30 phút sau trận động đất trước với cường độ 4,8 độ richter. Tâm chấn vẫn nằm gần với tâm chấn trước và sâu 10,2km dưới lòng đất.

Không có cảnh báo sóng thần. Theo các nhà khoa học, động đất xảy ra ở sâu trong nội địa để nên không thể gây nên sóng thần.

Hiện chưa có báo cáo thiệt hại nào.

 

 Vị trí trận động đất theo bản đồ của của USGS

22 giờ 15

Cô Rui Chen, một người dân ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc cho phóng viên Thanh Niên Online biết, lúc tối nơi cô ở cũng cảm nhận được những rung lắc.

"Tôi nghĩ là mọi người đã hoảng hốt. Rung lắc xảy ra chừng 10 đến 15 giây", cô Rui Chen nói.

Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nằm gần biên giới với miền bắc Myanmar, là nơi có tâm chấn trận động đất vừa xảy ra tối nay.

Cô Rui Chen cũng nói hiện chưa có thông tin gì về thiệt hại hay thương vong nơi cô ở.

Một số người dân ở Bangkok cũng cho phóng viên Thanh Niên Online biết là họ cũng cảm thấy những rung chấn.

22 giờ 54

Thêm 1 dư chấn nữa mạnh 5,4 độ nằm ở độ sâu 10,3km, theo số liệu của USGS.

Thái Lan: 1 người chết vì động đất

Trong khi đó, báo Bangkok Post đưa tin một phụ nữ ở Chiang Rai, miền bắc Thái Lan đã thiệt mạng vì trận động đất kể trên.

Người phụ nữ này 55 tuổi, thiệt mạng sau khi bức tường đổ sập đè trúng bà lúc đang ngủ. Hiện tại, điện và sóng di động đang tạm thời bị gián đoạn tại nhiều khu vực của huyện Mae Sai, tỉnh Chiang Rai.

Tỉnh trưởng Chiang Rai - Somchai Hatayatanti đã chỉ đạo giới chức địa phương đánh giá tình hình thiệt hại sau động đất.

Du học sinh vừa về từ Nhật lại gặp chấn động

Du học sinh Lê Phạm Tuấn Linh vừa từ Nhật trở về Việt Nam cũng mới báo cho phóng viên Thanh Niên Online cách đây ít phút về vụ rung động khá mạnh ở Hà Nội.

"Rung lắc cường độ cỡ này em cảm nhận như cơm bữa hồi còn ở Nhật. Tưởng đi khỏi Nhật là thoát động đất rồi. Giờ về lại Việt Nam cũng gặp lại chấn động tiếp", Linh nói vui.

 

Nhiều người kéo xuống sân chung cư vì sợ có động đất mạnh hơn - Ảnh: Phong Anh

Linh cho biết rung động vừa xảy ra ở Hà Nội sẽ dễ dàng cảm nhận được khi đang ở tầng lầu cao. Còn đối với tầng thấp thì thấy cũng không mạnh lắm. Do vậy cũng có nhiều người ở tầng 1, 2 tại khu của Linh (thuộc Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) hầu như không hốt hoảng.

Lê Phạm Tuấn Linh là du học sinh ở Tokyo vừa về Việt Nam để tránh ảnh hưởng từ sự cố phóng xạ ở Nhật. Khi còn ở Nhật, Linh thường xuyên chia sẻ thông tin mới nhất về tình hình tại Nhật cho bạn đọc Thanh Niên Online.

Trí Quang

Nguồn tin: TNO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 



Tin mới nhất

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 172

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 23983

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7154185


Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm TTN miền Trung - 226 Huỳnh Thúc Kháng - Tam Kỳ - Quảng Nam. Tel:05103.812110 - 812254 - Email: trungtamttnmientrung@gmail.com