Quyết định tăng giá xăng đêm 29/3 rất bất ngờ (ảnh minh hoạ)
Còn theo phản ánh của anh Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội): “Giá thực phẩm ngoài thị trường đang tăng cao, giờ thêm giá xăng tăng sẽ đẩy hàng hóa vào một đợt tăng giá mới. Đầu tháng vợ chồng tôi đã phải tăng lương cho người giúp việc lên trên 2 triệu đồng/tháng vì họ lấy lý do giá cả tăng cao. Cứ đà này vợ chồng tôi phải đưa con về quê nhờ ông bà trông giúp, chứ mức lương làm công ăn lương của hai vợ chồng sẽ chẳng đủng để chi tiêu cho gia đình”.
Lý giải về “sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu”, Bộ Tài chính cho hay: “Do giá xăng dầu thế giới liên tục tăng từ ngày điều chỉnh giá (24/2/2011) đến nay đã làm giá cơ sở tăng cao, giá bán trong nước hiện hành vẫn giữ ổn định nên kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn và chênh lệch giữa giá trong nước với các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) khoảng từ 4.800 đồng/lít đến 7.000 đồng/lít tuỳ theo từng mặt hàng và từng nước khiến tình trạng buôn lậu xăng dầu ở khu vực các tỉnh phía Nam diễn ra rất phức tạp”.
Trong khi đó, các giải pháp tài chính khác đã được Bộ áp dụng như: thuế nhập khẩu đã giảm về mức 0% và Quỹ Bình ổn giá đã sử dụng hết. Do đó, “cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh giá để giảm bao cấp một bước về giá xăng dầu và để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu”. Và dù đã điều chỉnh tăng, giá xăng dầu của nước ta vẫn thấp hơn giá các nước lân cận như Lào, Trung Quốc, Campuchia khoảng từ 2.300 đồng/lít - 5.000 đồng/lít.
“Nếu tính đủ thuế và lợi nhuận cho doanh nghiệp thì mức điều chỉnh giá bán lần này mới chỉ bằng 34,73% đến 50,27% tổng mức giá phải điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”, thông tin từ Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Còn nhớ, lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu lên gần 3.000 đồng/lít trước đây (ngày 24/2/2011), Bộ Tài chính tính toán mức tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp vòng 1 là 0,65% (chưa tính được tác động của vòng tiếp theo và yếu tố tâm lý). Trên thực tế, cộng hưởng với nhiều yếu tố khác, CPI tháng 3 năm nay đã có mức tăng lớn nhất trong vòng 34 tháng qua, tăng 2,17%. So với mốc tháng 12/2010, CPI tháng này đã tăng 6,12%. Còn trong lần tăng giá này, Bộ Tài chính không công bố mức tác động đến CPI tháng 4 tới.
Thống kê những năm kinh tế ổn định, CPI tháng 4 các năm thường có mức tăng xoay quanh từ 0,2% đến 0,5%. Nhưng do đặc điểm của tăng giá hội tụ nên CPI tháng 4 khó giữ được con số dưới 0,6% - 0,7%, mà có khả năng tiếp cận mức 0,8% - 1%.
Trong nhận định của Tổ Điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại buổi họp sơ kết 3 tháng đầu năm 2011, đơn vị này cho biết: Thị trường hàng hóa trong nước tháng 4 tiếp tục chịu tác động từ giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thế giới diễn biến phức tạp; Tình hình thời tiết, dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới nguồn cung một số mặt hàng, nhất là thực phẩm. Việc cung ứng điện trong mùa khô gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng tới sản xuất; đợt tăng giá điện, giá xăng dầu vừa qua sẽ tiếp tục tác động, từ đó sẽ hình thành mặt bằng giá mới cao hơn trước…
Nguồn tin: Dân trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn