Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
"Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
Không thể phủ nhận vai trò lớn lao của người Nhà giáo trong sự nghiệp trồng người. Trải qua nhiều những biến động, thăng trầm của lịch sử, thì công lao của người Thầy cùng truyền thống " Tôn sư, trọng đạo", “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta vẫn không hề thay đổi.
Thầy Nguyễn Nhẫn, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP, Giám đốc Cung Thiếu nhi phát biểu khai mạc
Chương trình nghệ thuật
Với Nhà giáo giảng dạy năng khiếu, thì vai trò, trách nhiệm của họ lại càng có nhiều khó khăn khi gắn liền với việc giảng dạy những bộ môn “đặc thù”, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, kiên trì. Và sự thành bại của quá trình giáo dục, bên cạnh công sức khơi dậy, vun đắp, phát triển của thầy cô còn gắn chặt với “năng khiếu tự có” của người học.
Vì vậy, nếu người Thầy nói chung được tôn vinh là: " kỹ sư tâm hồn ", nghề dạy học là: "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, thì người Thầy giáo dục năng khiếu lại gắn liền với công cuộc “sáng tạo ra những con người sáng tạo", góp phần rất lớn trong việc hun đúc nên tâm hồn Việt Nam, là cầu nối giữa những trái tim yêu nghệ thuật.
Không gian chương trình
Để tỏ lòng biết ơn các Thầy Cô, những người lái đò thầm lặng đưa các thế hệ học sinh đi đến bến bờ tương lai ngời sáng, các bạn nhỏ Cung Thiếu nhi thành phố đã nỗ lực luyện tập, gửi tặng tới các Thầy giáo, Cô giáo những lời ca, tiếng hát, điệu múa đặc sắc chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật “ Thay lời tri ân” khép lại nhưng để lại rất nhiều dư âm trong lòng quý khán giả về tình cảm Thầy, trò rất đỗi thiêng liêng, cùng những xúc cảm trong sáng của lứa tuổi măng non.
Cung Thiếu nhi thành phố xin cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, các Thầy Cô giáo, các bậc phụ huynh đã đến dự và cổ vũ cho chương trình nghệ thuật được thành công tốt đẹp.
Những tin cũ hơn