Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, vào 16h chiều qua 17-9, bão số 8 ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới đang mạnh dần thành bão, tiến sâu vào vùng biển nước ta. Dự báo, đêm mai 7/8, bão sẽ quét dọc vùng biển miền Trung rồi đi sâu vào vịnh Bắc bộ gây mưa khắp miền Bắc.
Những trận mưa kéo dài trong các ngày qua đã khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Trung Bộ ngập sâu gây ách tắc giao thông, sập nhà... ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất.
Theo dự báo, bão gần biển Đông đang di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Từ sáng mai 13.10, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông có gió mạnh giật cấp 9, cấp 10.
Sau một thời gian ngắn bão số 4 tiếp tục mạnh thêm, giật cấp 11, cấp 12 và lại tiếp tục thay đổi hướng đi. Dự kiến tâm bão sẽ là vùng biển ven bờ Hà Tĩnh - Đà Nẵng.
Tính đến chiều 12.9, tại Nghệ An, mưa lớn đã làm 3 người chết, trong đó có hai mẹ con chị Vi Thị Mùi (42 tuổi) và con gái Vi Thị Dung (12 tuổi), ở xã Thạch Ngàn, H.Con Cuông đang trên đường qua suối, bị lũ cuốn trôi.
Sáng 20 - 11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về thăm, kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại Bình Định.
Tại Quảng Nam, nước lũ đã và bắt đầu lên nhanh trên các sông, hơn 10 nghìn nhà dân ở vùng thấp trũng bị ngập và đô thị cổ Hội An bị đe dọa nghiêm trọng. 3 nhịp cầu Đen đã bị sập hoàn toàn.
Tính đến sáng 17/11, tại Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, mưa lũ đã làm 7 người chết, 2 người mất tích, 8 người bị thương và hàng nghìn căn nhà bị ngập nặng.
Tại Quảng Ngãi, có 1 nạn nhân thiệt mạng đầu tiên vì mưa lũ. Trong khi đó, số người bị thiệt mạng ở TT-Huế là 3. Nhiều tuyến đường ở miền Trung bị ngập lụt và chia cắt..
* Hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt TT - Trong hai ngày qua, mưa lũ lại tiếp tục hoành hành ở tỉnh Quảng Ngãi khiến tỉnh này đang phải đối mặt với cảnh ngập nước, tắc đường, nứt núi và nhiều khu vực đứng trước nguy cơ bị cô lập. Tính đến chiều 14-11, mực nước trên ba con sông lớn của Quảng Ngãi là Trà Bồng, Trà Khúc và sông Vệ đều vượt mức báo động 3.
Về lại Hà Tĩnh sau cơn lũ lịch sử miền Trung, những con đường đã gần hết bùn đất, các lớp học đã sạch sẽ trở lại, nhưng nỗi khổ âm thầm vẫn theo chân các em đến trường. Chưa bao giờ có cảnh nhà trường không dám thu tiền học phí và thu tiền ăn bán trú của học sinh, bởi vì từ thầy cô giáo đến gia đình học trò, hoa màu và những của cải có thể bán được đã bị cuốn trôi gần hết.
Tính đến chiều 11/11, huyện miền núi Tây Trà đã hơn 10 ngày liên tiếp có mưa trên diện rộng nên nhiều tuyến đường liên huyện, xã đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng làm ách tắc giao thông
Hôm qua 11.11, nước lũ bắt đầu rút xuống, người dân ở Bình Định, Phú Yên trở về nhà sau nhiều ngày chạy lũ thất thần nhìn cảnh ruộng vườn, nhà cửa xác xơ.
Mấy ngày qua người dân khóm 4, phường 9, TP Cà Mau không ngớt lời ngợi khen nghĩa cử cao đẹp của cụ Vũ Công Hiệu, 70 tuổi, làm nghề lượm ve chai. Cụ đã ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai 10 triệu đồng từ tiền tiết kiệm của mình.
Trong 2 ngày 7 và 8.11, mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ lớn tại Bình Định và Phú Yên giữa lúc đợt lũ trước chưa kịp rút hết, khiến người dân vô cùng khốn khổ.
* Bình Định có 7 người chết, 1 người mất tích do mưa lũ (TNO) Đến sáng nay 9.11, trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn mưa lớn kéo dài. Nhiều tuyến đường tại TP Quy Nhơn biến thành sông, nước tràn vào nhà dân suốt hai ngày qua khiến sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Ông Huỳnh Đảm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam mong muốn người dân Ninh Thuận đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Nước đang chia cắt nhiều xã ở tâm lũ Phú Yên thành những đảo nhỏ. Toàn bộ sinh hoạt của người dân gần như tự cấp tự túc. Bữa cơm trên mâm sang nhất cũng chỉ có cơm và mớ rau tập tàng luộc.
Đến chiều tối 3-11, mực nước các con sông lớn ở Bình Định vẫn tiếp tục dao động ở mức cao.