Trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên toàn quốc lần thứ 6 năm 2010, Nguyễn Văn Hòa (lớp 12A3, Trường THPT Hiệp Hòa 2, Bắc Giang) đã chinh phục ban giám khảo bằng một chú robot đa năng với công việc như phun thuốc sâu, hái quả, tưới nước cộng với cấu tạo một cách tỉ mỉ ở các đinh vít, mối hàn…
Hòa kể, chỉ hơn ba năm trước, chưa bao giờ em nghĩ mình lại có thể làm được một cái máy, chưa nói đến một con robot. Năm 2007, thấy nhà trường phổ biến về cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên toàn quốc, trong đầu Hòa bỗng nảy sinh bao nhiêu ý tưởng, mặc dù chưa biết phải bắt đầu từ đâu.
“Ngày hôm đó về tới nhà thấy con cứ loay hoạy tìm các vật dụng trong nhà một cách khác thường. Hỏi mãi nó với nói là tìm đồ để chế tạo máy bằng điều khiển. Cả nhà ngạc nhiên và thậm chí còn cho rằng hay nó bị làm sao”, ông Nguyễn Văn Thư, bố Hòa kể lại.
Sau ba tháng mày mò, tìm hiểu, mô hình máy xúc của Hòa được hoàn thành trước sự ngỡ ngàng của cả nhà. “Mục đích duy nhất của em làm là để chứng mình mình và để cho đứa cháu chơi. Chứ em chưa nghĩ rằng mình làm để dự thi và được giải”, Hòa nói. Đến khi tin "Hòa làm được một con robot" đến tai nhà trường, các thầy trong trường động viên, Hòa gửi mô hình đầu tiên đi thi và đạt luôn giải nhất tỉnh và giải khuyến khích quốc gia.
Từ đó, ngoài giờ học trên lớp, Hòa tích cực đi sưu tầm các vật dụng hỏng như quạt điện, đài điện… về bỏ góc nhà. Năm 2008, Hòa tiếp tục tham gia cuộc thi với mô hình xe cứu hỏa đa năng và đạt giải nhì quốc gia.
Làm robot cho mẹ đỡ khổ
“Thấy nó bảo con sẽ làm ra con robot tưới nước phun thuốc sâu để làm thay cho mẹ. Lúc đó mẹ sẽ có thời gian ghỉ ngơi. Nghĩ đó là điều viển vông nhưng thấy con ham lắp ráp nên tôi cũng chỉ cười gượng”, bà Phạm Thị Mai, mẹ Hòa nói.
Vừa kết thúc chương trình học xong lớp 11, Hòa lôi những vật dụng mà mình đã kiếm được trước đó ra ngôi đo đặc, lắp ráp. robot đa năng, biết phun thuốc trừ sâu, tưới nước... được làm trong vòng 15 ngày. Ngoài những vật liệu cũ, Hòa phải đi xuống Bắc Ninh cách đó chừng 30 km để tìm mua lại các loại phế thải.
Kết quả, robot đa năng của Hòa "rinh" giải đặc biệt toàn quốc và được đem đi triển lãm quốc tế.
Sáng chế mới của Hòa là loại robot biến dạng. Ở trạng thái ban đầu, robot như một chiếc ô tô với chiều cao 50cm, nặng 8kg, di chuyển được là nhờ một hệ thống bánh xích ở dưới. Khi robot hoạt động sẽ chuyển từ trạng thái ban đầu thành một hình người cao khoảng 1m, có phần đầu, mình, chân tay... Hai cánh tay được lắp khớp để cử động linh hoạt. Tay phải gắn vòi phun gần (phun được 2m), tay trái gắn vòi phun xa (phun được 4m). Phía sau lưng gắn hai ống nước có đường kính 7cm, một ống cao 60cm, ống ngắn 30cm. Mục đích của hai ống chênh lệch nhau là để có áp suốt khi phun nước. Hai cánh quạt phía sau lưng giúp thổi nước bay xa hơn. Hai ống sau lưng có thể đựng được 2 đến 3 lít nước. Rô-bốt hoạt động nhờ dòng điện bằng bình áp quy 6 đến 12 vôn được nối các mạch với nhau đến hệ thống bẳng điều khiển.
"Nhà làm nông, thấy cuộc sống gia đình vất vả. Hơn nữa, mỗi ngày em lại phải chứng kiến mẹ ra phun thuốc sâu, thuốc cỏ cho lúa, ngô. Mỗi lần như vậy về tới nhà đều thấy mẹ mệt mỏi. Bố mẹ mỗi ngày một già đi, sức khỏe thất thường lại hay ốm đau. Cứ nhìn thấy mẹ như vậy em thương lắm nhưng không biết phải làm thế nào”, Hòa tâm sự về lý do chế tạo con "siêu robot" này.
Tuy giành được giải đặc biệt, nhưng Hòa vẫn chưa hài lòng về một số bộ phận như quạt gió, đèn chiếu sáng của robot. “Nếu có thời em sẽ chuyển quạt, đèn về hết cánh tay để robot có thể làm được ban đêm và quạt nước đi thuận lợi hơn”, Hòa nói.
Không chỉ đam mê và giỏi lắp ráp, trong suốt 12 năm đi học, năm nào Hòa cũng là học sinh khá giỏi.
Nguồn tin: Báo Đất Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn