09:24 ICT Thứ bảy, 20/04/2024
Chào mừng các bạn đến với Website Trung tâm Thanh thiếu niên miền Trung

*

Liên kết Website

Tra từ điển


Tra theo từ điển:


NHỊP SỐNG TRẺ

Đội “thợ đụng” ở Đoàn phường

Thứ ba - 21/12/2010 14:38
Một nhóm bạn trẻ ở phường Phước Hội, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đã lập đội dịch vụ sửa chữa tổng hợp để tạo kế sinh nhai. Họ mượn ngay văn phòng của Đoàn phường làm nơi liên lạc làm ăn.
Nhiều thanh niên đã kiếm được việc làm ổn định sau một thời gian gia nhập đội dịch vụ sửa chữa tổng hợp - Ảnh: NGUYỄN NAM

Nhiều thanh niên đã kiếm được việc làm ổn định sau một thời gian gia nhập đội dịch vụ sửa chữa tổng hợp - Ảnh: NGUYỄN NAM

Sau một năm hoạt động, nhiều người trong số họ đã tìm được việc làm ổn định tại quê mình.

Đội dịch vụ “thập cẩm”

 

Một cách tập hợp thanh niên

“Thanh niên lớn lên ai cũng muốn có nghề ổn định, kiếm tiền làm giàu nên việc tạo sức hút để các bạn sinh hoạt phong trào là rất khó khăn. Nếu muốn các bạn tham gia tích cực chỉ có cách tạo ra những hoạt động giúp ích cho kế sinh nhai của họ. Và khi thấy hoạt động đó có lợi cho mình thì các bạn sẽ có cảm tình và gắn bó với hoạt động xã hội tại địa phương hơn” - Hồ Minh Sơn, bí thư Đoàn phường Phước Hội, cho hay.

Năm 2009, nhiều bạn tham gia sinh hoạt Đoàn tại phường Phước Hội đã nêu ý tưởng lập một đội dịch vụ “thập cẩm” để có công việc ổn định cho thanh niên trong phường. Thế là đội dịch vụ sửa chữa tổng hợp phường Phước Hội ra đời gồm 10 thành viên, mượn văn phòng Đoàn phường làm trụ sở, lấy các dịch vụ sửa chữa điện dân dụng, nước, vi tính, xe máy, xây dựng làm hướng chính để hoạt động.

Phương châm của đội là ai chưa có việc làm theo sở thích, sở trường thì hãy làm bất cứ việc gì để kiếm sống miễn sao không phạm pháp, chờ ngày tìm được việc ổn định. Ngay cả những việc lặt vặt như bốc vác, chặt cây, sửa chữa ống nước, cầu chì cháy, mái nhà dột, nghẹt cống... các thành viên trong đội cũng không chê việc nào.

Sẵn có mối quan hệ của Đoàn phường với các cơ quan nhà nước, trường học nên đội xem những nơi này là đối tượng khách hàng chính. Cơ quan nào cần bắt điện, trường học nào cần sửa máy vi tính, nhà dân nào cần sửa hố ga, sửa nhà, làm công trình phụ... gọi đến là đội cử người đi ngay. Sửa điện có Nguyễn Đắc Thái, Hoàng Đình Diệm, sửa vi tính có Nguyễn Thọ Tâm, xây dựng có Lê Minh Tâm... Thành viên nữ duy nhất là bạn Nguyễn Thị Tuyết Vân đảm trách việc nghe điện thoại, thủ quỹ, lên kế hoạch làm việc cho đội, đồng thời cung cấp dịch vụ nấu ăn, tổ chức tiệc tại nhà khi khách có nhu cầu.

Tự tạo cơ hội cho mình

“Ai vào đội sinh hoạt rồi tìm được việc khác thích hợp với mình hơn thì mọi người trong đội đều mừng lây” - Hồ Minh Sơn, bí thư Đoàn phường Phước Hội và là đội trưởng, cho hay. Sơn cho biết thêm ngoài giải quyết việc làm tạm thời cho anh em thì đội “thợ đụng” cũng là nguồn nhân lực tham gia các hoạt động hỗ trợ xã hội. Khi có nhà tình thương cần sửa chữa, cần người tham gia công tác tình nguyện hoặc đi giúp đỡ một bạn khó khăn nào đó thì chỉ cần ới nhau trước một ngày là cả nhóm sẵn sàng lên đường.

“Hiện nay mình tìm được việc sửa chữa điện cho một nhà thờ, công việc với đội vẫn lai rai, có vụ là gọi nhau đi” - Hoàng Đình Diệm cho hay. Nhiều thành viên khác sau một thời gian làm “thợ đụng” trong đội cũng kiếm được việc làm khác cho thu nhập ổn định hơn. Như Nguyễn Đắc Thái từ thợ sửa điện chính của đội giờ là nhân viên thuộc Điện lực Hàm Tân đóng tại thị xã La Gi. Anh chàng Nguyễn Thọ Tâm ngày nào đi sửa máy vi tính, thiết bị cho các trường học giờ “bắt mối” xin được vào làm luôn tại Trường tiểu học Phước Hội 3. Còn bạn Nguyễn Thị Tuyết Vân nay đã là nhân viên siêu thị. Người khác thì ra mở tiệm kinh doanh hoặc làm kinh tế cùng gia đình.

Đáng chú ý nhất trong đội là trường hợp bạn T. trước đây hay tụ tập bạn bè đi đánh nhau, nhậu nhẹt say xỉn làm phiền hà gia đình và làng xóm. Vào đội, vừa đi làm vừa tham gia tình nguyện, T. đã có nhiều thay đổi tích cực hơn trong tính cách. Anh bạn hồi trước bị nhiều người ái ngại nay đã có người yêu và chí thú phụ giúp gia đình làm ăn.

Các bạn trẻ tham gia đội dịch vụ sữa chữa tổng hợp đều đã học qua sơ cấp, trung cấp nghề bởi theo họ, chỉ khi trang bị cho mình kiến thức chuyên môn thì mới làm việc tốt được.

“Nguồn kinh phí hỗ trợ thanh niên làm ăn, lập nghiệp là con số hạn chế nên tất nhiên sẽ không thể đến với tất cả các bạn có nhu cầu. Hơn nữa nhiều bạn có ý tưởng làm ăn tốt nhưng với 10 triệu đồng vốn vay thì rất khó để thực hiện thành công. Điều quan trọng nhất để mình cũng như các bạn khác trong đội có cơ hội tìm được việc là cùng nhau suy nghĩ để tự tạo cơ hội cho mình và mọi người” - đội trưởng Hồ Minh Sơn bày tỏ.

Nguồn tin: TTO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 



Tin mới nhất

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 635

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 24446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7154648


Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm TTN miền Trung - 226 Huỳnh Thúc Kháng - Tam Kỳ - Quảng Nam. Tel:05103.812110 - 812254 - Email: trungtamttnmientrung@gmail.com