04:38 ICT Thứ sáu, 19/04/2024
Chào mừng các bạn đến với Website Trung tâm Thanh thiếu niên miền Trung

*

Liên kết Website

Tra từ điển


Tra theo từ điển:


NHỊP SỐNG TRẺ

Sức trẻ, đam mê sáng tạo

Thứ hai - 27/12/2010 08:22
Những công trình nghiên cứu có tính đột phá và ứng dụng cao trong thực tế giúp hai chàng trai Phạm Ngọc Hùng và Lưu Đình Hiệp trở thành gương mặt sáng giá cho giải Quả cầu vàng 2010.
Sức trẻ, đam mê sáng tạo

Sức trẻ, đam mê sáng tạo

Xuất thân trong một gia đình ngư dân nghèo ở làng chài Thạch Kim (Thạch Hà, Hà Tĩnh), TS Phạm Ngọc Hùng (SN 1979) giờ đã là chủ nhân của 20 công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Đặc biệt, anh còn là chủ của nhiều công trình nghiên cứu về kiểm chứng phần mềm, lĩnh vực mới ở Việt Nam.

Anh kể, hồi nhỏ rất yêu biển và thường đi biển kiếm sống để trợ giúp cha mẹ. Ham học nhưng không có thời gian để học, đi biển anh cũng tranh thủ mang theo sách. Anh học theo bản năng rồi đỗ ĐH Quốc gia Hà Nội ngành CNTT (nay là ĐH Công nghệ). “Đây là thời gian vất vả nhất cuộc đời tôi khi vừa cố gắng học tốt vừa lo làm thêm để trang trải cuộc sống”, anh Hùng chia sẻ.

Đam mê lĩnh vực công nghệ phần mềm, từ năm thứ 3 ĐH, anh đã bắt đầu nghiên cứu và có bài đăng tạp chí. Tốt nghiệp ĐH, anh được giữ lại trường. Năm 2005, anh được cử sang Nhật học thạc sĩ và may mắn được Giáo sư uy tín hàng đầu của Nhật về Công nghệ phần mềm, Takuya Katayama, trực tiếp hướng dẫn. Chỉ có 1 năm để lấy bằng thạc sĩ, anh dường như chạy đua với thời gian trước nhiều sức ép.

Nhận bằng thạc sĩ, anh được Giáo sư Takuya Katayama ưu ái xin học bổng để học lên tiến sĩ 3 năm ở Nhật. Công trình nghiên cứu Kiểm chứng từng phần cho phần mềm dựa trên thành phần trong bối cảnh tiến hóa của anh được đánh giá là một ý tưởng mới, có tính đột phá trong công nghệ phần mềm và có khả năng áp dụng để kiểm chứng các hệ thống phần mềm có yêu cầu cao về chất lượng như kiểm tra giao dịch ở ngân hàng, hệ gạt đường ray của ga tàu, hệ thống điều khiển tên lửa….

Tốt nghiệp tiến sĩ, nhiều cơ hội làm việc ở Nhật, nhưng anh vẫn trở về quê hương cống hiến và truyền lửa đam mê công nghệ phần mềm cho bạn trẻ. Tại quê nhà, anh tiếp tục có nhiều công trình nghiên cứu mới có khả năng ứng dụng thực tế cao.

 

Lưu Đình Hiệp
Lưu Đình Hiệp.

Quản lý ô nhiễm

Từ năm 1998, cậu sinh viên năm thứ 4 ĐH Bách khoa TPHCM Lưu Đình Hiệp (SN 1976) quyết tâm tìm hiểu sâu kiến thức về hệ thống thông tin địa lý (GIS). Luận văn tốt nghiệp lập bản đồ phủ sóng của hệ thống điện thoại di động ứng dụng công nghệ GIS được đánh giá cao, Hiệp ở lại trường, tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực GIS, Viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

“Hiệp ấp ủ mong muốn áp dụng GIS trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Suốt 10 năm nghiên cứu khoa học, chàng trai quê đất võ Bình Định có rất nhiều công trình, đề tài đi vào đời sống, có ích trong giảm ô nhiễm môi trường, quản lý và hạn chế dịch bệnh...

 

Giải thưởng Quả cầu vàng nhằm tôn vinh các tài năng tin học trẻ, động viên thanh thiếu niên học tập nghiên cứu đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong thực tiễn. Giải thưởng do T.Ư Đoàn, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2003. 

TPHCM đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm do chất thải rắn (CTR), việc quản lý phương tiện vận chuyển bùn hầm cầu cũng là vấn đề. Trước thực tại đó, đề tài thiết kế hệ thống quản lý phương tiện vận chuyển CTR, bùn cầu tại TPHCM của Hiệp giúp nhà quản lý theo dõi phương tiện vận chuyển qua màn hình máy tính tại trung tâm.

Hàng loạt các đề tài của anh đều dính đến môi trường. Mới đây nhất, công trình nghiên cứu GIS quản lý ô nhiễm, quản lý chất lượng nước thải tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở TPHCM của anh đã giúp quản lý môi trường từ xa thông qua mạng internet. “Các nhà quản lý ngồi tại Trung tâm giám sát (Chi cục Bảo vệ môi trường) nhưng có thể theo dõi trực tuyến số liệu phát thải của các KCN, KCX”, Thạc sỹ Hiệp cho biết.

Các loại bệnh như lao, sốt xuất huyết, bạch hầu, dịch tả, viêm não do virut, thương hàn, não mô cầu, SARS, viêm phổi do virut H5N1... đang gia tăng trong khi việc giám sát và phòng chống gặp nhiều khó khăn. Đề tài Ứng dụng GIS phục vụ quản lý dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn TPHCM của Hiệp giúp các nhà quản lý có cái nhìn trực quan về tình hình dịch bệnh đang diễn ra tại TP, phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển từ đó ra những quyết định chính xác và kịp thời hơn.

Đề tài còn góp phần nâng cao chất lượng quản lý, cũng như giảm nhẹ thiệt hại trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiệp chia sẻ, hiện Sở Y tế TPHCM đang muốn triển khai ứng dụng này đến từng xã, phường, quận huyện để chủ động giám sát tình hình dịch bệnh.

Hiệp hiện là Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin địa lý đồng thời là Phó Bí thư Đoàn ĐH Bách khoa TPHCM.

Nguồn tin: TPO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 



Tin mới nhất

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 17


Hôm nayHôm nay : 345

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 22395

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7152597


Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm TTN miền Trung - 226 Huỳnh Thúc Kháng - Tam Kỳ - Quảng Nam. Tel:05103.812110 - 812254 - Email: trungtamttnmientrung@gmail.com