Anh Bùi Tá Hoàng Vũ, chủ tịch Hội LHTN TP.HCM: “Cần nhân rộng và phát huy chiều sâu các phong trào thanh niên tình nguyện” - Ảnh: Đình Lâm
Các ý kiến đều mong muốn tổ chức Đoàn ngày càng lớn mạnh, thanh niên cả nước không ngừng phát triển.
Đoàn đang đứng ở đâu?
Bà Trương Thị Mai - chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nguyên bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, chủ tịch Hội LHTN VN) - cho rằng: Tổ chức Đoàn hiện nay phải đặt ra câu hỏi: “sau 80 năm qua Đoàn đã làm được những gì, đang đứng ở đâu?” để từ đó hoạch định chiến lược phát triển cho 10 năm tới - một tương lai gần còn nhiều đòi hỏi, yêu cầu cần phải giải quyết. Bà Mai cho rằng Đoàn cần xây dựng hình ảnh, hoài bão cho thanh niên; giảm lao động thủ công, phát triển lao động kỹ thuật cao trong thanh niên; chăm lo hơn nữa cho thanh niên nghèo, thanh niên nông thôn, thanh niên chưa có việc làm.
Từ những nghiên cứu chuyên sâu, GS-TS Hoàng Chí Bảo - ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư - cho rằng: “Tổ chức đoàn phải xung phong gương mẫu, miệng nói tay làm, chủ động, sáng tạo; phải đi sâu tìm hiểu tâm lý, nguyện vọng của tuổi trẻ...”.
Với kỳ vọng đưa thanh niên Việt Nam vươn ra tầm quốc tế, phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Trần Đắc Lợi trăn trở về công tác hội nhập quốc tế của thanh niên trong thời kỳ mới. Ông Lợi cho rằng trong xu hướng hòa bình, hợp tác, quá trình toàn cầu, dân chủ hóa, sự phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ..., tổ chức Đoàn cần mở rộng, nâng cao chất lượng quan hệ đối tác, tăng cường cấp độ và chất lượng các hoạt động đối ngoại về thanh niên.
Hiểu để phát triển thanh niên
Rút ra bài học quý để củng cố Đoàn Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh khẳng định sau hội nghị Ban Bí thư T.Ư Đoàn sẽ ghi nhận, cô đọng những ý kiến tâm huyết của các cựu cán bộ Đoàn, các nhà khoa học..., trên cơ sở đó vận dụng những điểm phù hợp, rút ra những bài học quý báu, đồng thời có những kiến nghị với Đảng, Nhà nước phục vụ công tác củng cố tổ chức Đoàn, công tác phát triển thanh niên. |
“Muốn làm tốt công tác thanh niên thì phải nghiên cứu kỹ về thanh niên, đưa việc nghiên cứu này trở thành một khoa học” - PGS-TS Phạm Hồng Tung (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định. Ông Tung cho hay lối sống, ứng xử của thế hệ trẻ hiện nay trở thành vấn đề nóng bỏng, bức xúc của toàn xã hội, xuất hiện những trào lưu, lối sống tiêu cực trong một bộ phận thanh niên. “Nếu không nghiên cứu kỹ để có những phương pháp ứng xử hợp lý, những điều này sẽ làm hao mòn, thậm chí “bóp chết” thanh niên” - ông Tung cảnh báo.
Chủ tịch Hội LHTN TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ chia sẻ kinh nghiệm từ những thành công trong công tác tổ chức các phong trào thanh niên tình nguyện trong 18 năm qua ở TP.HCM, như Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh... Anh Vũ cho rằng tổ chức Đoàn cần tiếp tục xem phong trào tình nguyện là phương thức tập hợp thanh niên hiệu quả, cần nhân rộng và phát huy chiều sâu của phong trào, gắn với từng nhóm đối tượng TN.
TS Trịnh Xuân Giới - nguyên phó trưởng Ban Dân vận T.Ư - cho rằng Đoàn cần bám sát các chính sách về thanh niên để khai thác đưa vào cuộc sống làm lợi cho thanh niên, ngoài ra Đoàn cần đào tạo và cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho đất nước, mạnh dạn thí điểm những mô hình đào tạo nguồn nhân lực trẻ...
Nguồn tin: TTO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn