HÀNH TRÌNH VĂN HÓA THIÊN NHIÊN VÀ TRẢI NGHIỆM XUÂN QUÝ TỴ 2013

Hi! Teacher là một hành trình để trang bị những kỹ năng sống, sự cảm quan về người khác, khám phá những nền văn hóa độc đáo, những danh lam thắng cảnh và quan trọng hơn là sự thích nghi với môi trường sống mới.

Với một chuỗi kiến thức độc đáo đang chờ được tìm hiểu, Hi! Teacher là chương trình đi, tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống. Hi! Teacher sẽ đồng hành cùng các bạn trẻ và giúp các bạn trải nghiệm những kinh nghiệm vô cùng quý báu.

Với mong muốn tạo ra một sân chơi độc đáo, mang đậm tính chất trải nghiệm, học tập, khám phá văn hóa và thiên nhiên trong những ngày đầu năm mới Qúy Tỵ 2013, Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Trung tổ chức  chương trình Hành trình “Văn hoá thiên nhiên và Trải nghiệm” Xuân Quý Tỵ 2013

Đối tượng tham gia: Các em học sinh từ 11 - 17 tuổi.
Thời gian tổ chức: Từ ngày 14/02 – 16/02/2013 (Nhằm mùng 5-7 tháng Giêng Quý Tỵ)
Địa điểm tổ chức: Huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Phố cổ Hội An

Số lượng: 50 em.

Lệ phí tham gia:  700.000đ (Bao gồm kinh phí ăn, nghỉ, đồng phục, di chuyển, hoạt động xã hội...)

Thời gian đăng ký tham gia: Từ ngày 02/01 đến ngày 02/02/2013

Với phương châm: “Đồng hành, trải nghiệm, vui xuân và khám phá nét đẹp thiên nhiên, văn hoá Đất Quảng”. Chương trình sẽ góp thêm một phương pháp giáo dục mới tại Việt Nam: trực quan, tương tác và phản xạ. Các bạn sẽ được khám phá những danh lam thắng cảnh, những lễ hội, những phong tục tập quán độc đáo của đồng bào các dân tộc ở các vùng miền của tỉnh Quảng Nam. Những chuỗi ngày của hành trình giúp các bạn phải tự khám phá, đặt câu hỏi, phản biện vấn đề, tham gia hoạt động nhóm, sinh hoạt cùng bạn bè và được trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

  Hãy tham gia và trở thành những thành viên đầu tiên của hành trình độc đáo này.

Địa chỉ đăng ký tham gia :Trung tâm TTN miền Trung

(226 Huỳnh Thúc Kháng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam)

Điện thoại: 05103.812110 – 0905.254.386, 0934.741.747

Web: http://trungtamttnmientrung.vn

Email: trungtamttnmientrung@gmail.com

Bấm vào ĐÂY để tải mẫu đơn đăng ký

 

GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN CỦA HÀNH TRÌNH

Tây Giang hoang sơ, mộc mạc, thanh bình và tự nhiên. Nơi đây ngoài những thắng cảnh đẹp còn lưu giữ những phong tục tập quán, những nét văn hoá truyền thống độc đáo, thấm đẫm tình người của đồng bào dân tộc CơTu (Quảng Nam). 

Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, Tây Giang có địa hình đa dạng và phong phú: Thắng cảnh đẹp, cung đường Trường Sơn huyền thoại, cụm địa đạo A-Nông, các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, lễ hội kết nghĩa, lễ đâm trâu... Ngoài ra, với một không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc CơTu, đây là những tiềm năng giúp Tây Giang phát triển du lịch.

Địa đạo A-Nông, nơi nuôi dưỡng truyền thống cách mạng

Cụm địa đạo A-Nông được đào từ những năm 1965-1969. Đây là nơi trú ẩn an toàn cho hàng trăm con người ở thời điểm máy bay Mỹ ném bom rải thảm. Trong lòng địa đạo vẫn còn nguyên những trạm cứu thương, nơi chứa lương thực dự trữ, hầm làm việc, nơi trú quân...

Tự hào làng cổ Cơ Tu

Làng cổ CơTu được xây dựng trên đỉnh đồi tựa lưng vào rừng tại thị trấn Tơ Viêng, gồm 10 ngôi gươl đại diện cho 10 xã của huyện, mang đậm dấu ấn của đồng bào CơTu sinh sống ở 3 vùng cao, trung và thấp.

Đứng trước ngôi làng, bạn có thể nhận thấy nét độc đáo này qua mái lợp của các gươl với loại lá nón là đặc trưng của đồng bào dân tộc CơTu vùng thấp ở các xã Dang, A Vương, Ba Lêê; lá mây là sản vật của vùng trung ở xã A Tiêng, Lăng và lá tranh là đặc trưng của đồng bào vùng cao ở các xã ChƠm, TrHy, Ga Ri, A Xan... Ngoài ra, trong từng ngôi nhà, nét kiến trúc và trang trí cũng khác nhau thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của đồng bào.

Làng cổ CơTu còn được trưng bày ngôi nhà dài của một đại gia đình sinh sống lâu đời ở vùng cao Chơm vừa được sưu tập. Ngôi nhà có chiều dài gần 30 m, có tuổi hơn 100 năm và trước đây là “tổ ấm” của hơn 100 nhân khẩu trong một đại gia đình có nhiều thế hệ cùng sống chung. Ngước lên trần nhà, những thớ gỗ sần sùi đen óng ánh, những sừng, da thú và các loại cung, nỏ, giáo mác... gợi lên những cảm quan, hoài niệm về cuộc sống hoang sơ của bao tộc người giữa đại ngàn Trường Sơn.

Đến làng cổ CơTu Tây Giang, bạn sẽ được trở về với không gian linh thiêng của lễ hội. Sẽ ngất ngây trong rượu cần, rộn rã cồng chiêng với vũ điệu tung tung da dá dâng trời. Những cánh tay con trai mạnh mẽ cầm nỏ, cầm gươm giương cao lên trời biểu hiện sức mạnh, ý chí và khát vọng chinh phục thiên nhiên, chống lại thiên tai địch họa, gìn giữ buôn làng; những bước chân con gái dịu dàng uyển chuyển, những bàn tay như búp măng nâng cao ngang vai biểu hiện tình yêu chung thủy của người con gái CơTu, ao ước mong cho đất trời mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người mạnh khỏe.

Đến làng cổ Cơ Tu Tây Giang, bạn sẽ được trở về với không gian linh thiêng của lễ hội. Tây Giang hoang sơ, mộc mạc, thanh bình và tự nhiên. Trong một không gian tĩnh lặng giữa đại ngàn, quây quần bên bếp lửa hồng, lắng nghe những câu chuyện sử thi của người CơTu, thưởng thức các điệu hát múa truyền thống với âm vang cồng chiêng sôi động của núi rừng, bạn sẽ cảm nhận nhiều hơn những nét văn hóa độc đáo, ấm áp của đồng bào dân tộc để từ đó mà thêm yêu hơn vùng đất miền cao anh hùng này.

Lễ hội đâm trâu của người Cơ tu

Tây Giang những ngày lễ hội

Sắc màu vào xuân Tây Giang

Lễ hội Tây Giang

Nhộn nhịp với trò choi tắc Alóh tại thôn Pơr-ning (Tây Giang)

Điểm dừng chân ở huyện Đông Giang để được chìm đắm trong dòng suối nước nóng trong lành, được nhảy với những điệu tung tung za zá hòa với tiếng khèn, Aben và tiếng cồng chiêng theo nhịp trống. Tham quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Thăm làng thanh niên lập nghiệp A Sờ - MàCooih. Đặc biệt, các bạn sẽ được tham quan Nhà máy thủy điện A Vương, là công trình có quy mô lớn đầu tiên ở Quảng Nam nằm trên dòng sông A Vương và sông Bung. Đường hầm áp lực dẫn nước vào nhà máy thủy điện có chiều dài 5,3km, là đường hầm áp lực dài nhất nước ta hiện nay.

Người Cơ tu múa điệu tung tung za zá mừng lễ hội

Toàn cảnh thủy điện A Vương

Xuôi về đô thị cổ Hội An để được khám phá những nét văn hóa cổ kính của phố Hội, được du thuyền trên dòng sông Hoài thơ mộng, nghe câu hò đất Quảng, thả những ngọn hoa đăng lấp kín một khúc sông, dạo phố đêm không một ánh điện, không tiếng máy xe, chỉ có ánh đèn lồng lung linh huyền ảo. Được thưởng thức những món ăn: mỳ Cao Lầu, mỳ Quảng, bánh ít lá gai, ốc hút, bánh đập “bà già”… Thăm các làng nghề truyền thống: gốm Thanh Hà, rau Trà Quế, mộc Kim Bồng…

Phố cổ Hội An

Lung linh ánh hoa đăng

Chùa cầu

Một số hình ảnh trong chuơng trình "Kỳ học văn hoá thiên nhiên và trải nghiệm" những năm trước do Trung tâm tổ chức:

Phấn khởi lên đường cùng Trải nghiệm

 

Cùng thi nấu ăn

Nấu những món ăn dân dã

Dạo chơi phố cổ

Tác giả bài viết: Ban tổ chức chương trình