Cần có nhiều hoạt động hỗ trợ cho thanh niên

Chiều ngày 27/12, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ mười ba - khóa X tiếp tục làm việc và tập trung cho ý kiến vào các dự thảo: Tổng kết Chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Sơ kết việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Các đồng chí: Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh và Bí thư BCH Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong đồng chủ trì hội nghị.
Đoàn luôn là lực lượng xung kích
 
Bí thư Đặng Quốc Toàn cho rằng khi xây dựng chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã có sự chọn lọc kỹ những về nội dung mà hiện Đoàn đang triển khai thực hiện có hiệu quả và bao gồm 4 nhóm: Bồi dưỡng lý tưởng, lối sống văn hóa, kỷ luật lao động nguồn nhân lực trẻ;  Đạo đức lối sống, kỹ năng; Hỗ trợ nhân lực trẻ trong nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và Đào tạo lãnh đạo trẻ. 
Trong đó, thực hiện đào tạo trẻ đã tổ chức đào tạo 20 cán bộ nguồn tại Học viện TTN Việt Nam; đào tạo cán bộ Đoàn theo chức danh, giai đoạn 2015 – 2020 được tổ chức trong thời gian tới.
Đồng chí Đặng Quốc Toàn đề xuất, trong báo kết quả thực hiện Chương trình của Đoàn thực hiện Nghị quyết của Đoàn cần bổ sung việc định biên đối với tổ chức Đoàn ở khu vực hành chính và doanh nghiệp; việc thi tuyển công chức đối với các cấp bộ Đoàn ở cở sở chưa kịp thời, đặc biệt là ở cấp huyện, mỗi khi có cán bộ chuyển công tác thì không kịp thời bổ sung cán bộ làm cán bộ Đoàn thay thế.
 
 
 
 
Đ/c Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trao đổi ý kiến tại hội nghị chiều 27/12
 
 
Trao vào dự thảo Tổng chương trình hành động, Bí thư BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong 4 chương trình hành động thì có chương trình thứ 3 là chương trình mới, đó là, Đoàn tham gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
“Để tiếp cận hướng theo thực hiện các chỉ tiêu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra cũng như Chiến lược phát triển kinh tế  - xã hội đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các công cụ, chương trình, dự án và đề án để triển khai thực hiện”, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
 
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Dương Nguyễn Phạm Duy Trang đề xuất trong dự thảo Tổng kết chương trình hành động phải đánh giá thêm kết quả các nhóm chỉ tiêu đã đề ra trong năm; đồng thời bổ sung những kết quả mà trong đó có sự tham gia của Đoàn trong việc giám sát, phản biện theo tinh thần của Quyết định 217, 218.
 
 
Quang cảnh hội nghị
 
 
 
 
Cần có nhiều hoạt động hỗ trợ cho thanh niên
Góp ý vào dự thảo Sơ kết Chiến lược phát triển thanh niên, đồng chí Bí thư BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, Văn phòng Trung ương Đoàn và Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ, đã bám sát các nội dung trong Chiến lược và đồng thời có thống kê đầy đủ các tiến độ thực hiện các đề án liên quan đến Trung ương Đoàn, liên quan đến Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam và các bộ ngành liên quan. 
“Tuy nhiên, số lượng ban hành các dự án, số đề án đã được thực thi cho đến thời điểm này chưa nhiều, hiệu quả của nó mang lại cho công tác thanh niên đối với sự phát triển của thanh niên cũng chưa kiểm đếm được”, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nêu. 
Với Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công an Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng, việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên nhiều nơi nhận thức còn chưa đúng, nhiều cấp ủy coi đây là việc của Đoàn thanh niên, thậm chí một số nơi khoán trắng cho Đoàn. Bên cạnh đó, khi tham gia các đoàn kiểm tra của Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, một số báo cáo về thực hiện chính sách pháp luật cho thanh niên của tỉnh, thành gần như là báo cáo của Đoàn.
 
Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn đề xuất, với góc độ là cơ quan có đối tượng thụ hưởng cần có tiếng nói tham mưu với Chính phủ để đôn đốc việc triển khai thực hiện, vì thực tế hiện nay có nhiều đề án vẫn đang dậm chân tại chỗ. “Mong muốn, Trung ương Đoàn tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan và Bộ Nội vụ để đôn đốc trên cơ sở bám sát Chiến lược, có như vậy mới đạt được yêu cầu từ nay đến 2020”, đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn nói.
 
 
 
f
Các đ/c ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn nghiên cứu các dự thảo báo cáo để chuẩn bị tham gia góp ý tại hội nghị, chiều ngày 27/12
 
 
Cùng có ý kiến đề xuất, Bí thư Tỉnh Đoàn Tiền Giang Trần Thanh Nguyên nêu thêm, trong phần đề xuất, kiến nghị của Báo cáo sơ kết Chiến lược phát triển thanh niên nên nghiên cứu các đề xuất để làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc tham gia thực hiện Chiến lược, qua đó có những tác động tích cực đến thanh niên.
 
Tham gia ý kiến về vấn đề nghề nghiệp, việc làm, Trưởng Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn Vũ Thị Giáng Hương nêu vấn đề thực tế hiện nay cho thấy, nhiều thanh niên có nhu cầu đi học thì mong muốn được học Đại học, nhiều thanh niên khác không muốn đi học lại không thích học nghề, chỉ muốn đi làm ngay để có thu nhập, nên khi đi làm trong các doanh nghiệp thường không có tay nghề dẫn đến thu nhập thấp và hiện tượng nhảy nghề ở các doanh nghiệp đang diễn ra.
 
“Trong thời gian tới, cần phối hợp với các ngành liên quan để có cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng thanh niên. Hiện nay đã có sự hỗ trợ học sinh, sinh viên các trường nghề có việc làm và làm những công việc đơn giản; hỗ trợ cho thanh niên công nhân nhiều hoạt động cụ thể, tuy nhiên với đối tượng sinh viên tốt nghiệp Đại học thì vẫn chưa được hỗ trợ”, đồng chí Vũ Thị Giáng Hương đề xuất.
 
 
Có thêm ý kiến tham gia nội dung về nghề nghiệp, việc làm, Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ Trần Thị Vĩnh Nghi nêu ý kiến trong phần đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề. Theo đồng chí Vĩnh Nghi, dạy nghề có hình thức trung hạn và ngắn hạn, thực tế cho thấy dạy nghề ngắn hạn không mang lại hiệu quả, vì thanh niên không đủ kỹ năng, kiến thức để hành nghề tốt và hiện nay một số nơi vẫn áp dụng hình thức này. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên đã và đang khuyến khích thanh niên tham gia học nghề để thanh niên có công việc ổn định hơn. Tuy nhiên, thanh niên được học nghề có ngày lương lại thấp hơn ngày lương làm thực tế ở bên ngoài nên dẫn đến tình trạng nhảy nghề ở một số doanh nghiệp.
 
“Cần có những giải pháp thiết thực hơn, đó là đào tạo nghề thật chất lượng và đảm bảo thời gian học nghề để làm được điều này Trung ương Đoàn cần kiến nghị với Bộ Lao động thương binh và Xã hội về thời gian học nghề”, đồng chí Vĩnh Nghi nêu ý kiến.

Nguồn tin: Web ĐTN